Bước chân vào lĩnh vực làm website và marketing online thì một thuật ngữ mà bạn không thể bỏ lỡ chính là SEO. Để thành công thu hút được khách hàng tiềm năng, bạn phải biết cách tối ưu SEO sao cho hiệu quả nhất. Vậy, SEO là gì? Quy trình SEO giúp tăng thứ hạng website trên Google diễn ra như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để khám phá những điều thú vị nhất về SEO nhé!

Tìm hiểu về SEO

SEO là gì? Có những phương pháp, thủ thuật tối ưu SEO nào bạn nên biết? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay bên dưới, cùng đón xem nhé!

SEO là gì?

SEO thực chất là quá trình giúp website, sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, bằng cách tăng khả năng hiển thị. SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization, với ý nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. 

Hình thức biểu hiện của việc làm SEO tốt chính là tăng thứ hạng trên Google và cải thiện khả năng hiển thị của website. 

SEO là gì?
SEO là gì?

Nói một cách đơn giản, khi bạn trưng bày một sản phẩm thì luôn có mong muốn là tiếp cận và bán cho nhiều khách hàng nhất có thể. Hay sản phẩm đó càng được nhiều người biết đến và dễ tìm kiếm thì càng tốt. Cũng giống như làm SEO, thứ hạng tìm kiếm trên thanh công cụ về website cực kỳ quan trọng. 

Vậy, yếu tố nào sẽ quyết định đến thành công trong triển khai SEO? Theo dõi tiếp bài viết để biết được câu trả lời chi tiết nhé!

SEO Onpage là gì?

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng và quyết định đến thành công trong làm SEO không thể không kể đến SEO Onpage. Vậy, SEO Onpage là gì? Nó được hiểu là những bước làm giúp các yếu tố hiển thị trên website của doanh nghiệp được tối ưu hóa. 

Hiểu thế nào về SEO Onpage
Hiểu thế nào về SEO Onpage

Mục tiêu chính:

  • Cải thiện thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm
  • Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tiếp cận được nhiều traffic hơn

SEO Onpage là cần thực hiện những công việc:

  • Tối ưu URL trong SEO Onpage
  • Tối ưu thẻ Title 
  • Tối ưu thẻ Heading
  • Tối ưu thẻ Alt
  • Tối ưu thẻ Bold
  • Tối ưu Internal link
  • Tối ưu nội dung

SEO Offpage là gì?

Yếu tố còn lại quyết định đến thành công trong làm SEO chính là SEO Offpage. Vậy, SEO Offpage là gì? Hiểu một cách đơn giản, thay vì tối ưu những yếu tố bên trong website như ở phương pháp SEO Onpage, thì SEO Offpage lại chú trọng đến về yếu tố bên ngoài. 

Hiểu thế nào về SEO Offpage
Hiểu thế nào về SEO Offpage

Bao gồm 3 yếu tố cơ bản là:

  • Link Building: Xây dựng liên kết
  • Social media marketing
  • Social media bookmarking

Trong đó, xây dựng liên kết được xem là yếu tố quan trọng nhất, có tác động động đến vị trí thứ hạng của từ khóa, website của doanh nghiệp. Có thể ví: backlink là những phiếu bầu trong khi website của bạn chính là ứng cử viên. Tất nhiên, chỉ có những phiếu bầu mới có thể giúp website trở thành ứng cử viên sáng giá nhất, ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm trên Google. 

05 lợi ích của SEO cho doanh nghiệp

Vậy, lợi ích thực sự của việc làm SEO cho doanh nghiệp là gì? Dưới đây chính là 5 lợi ích cơ bản nhất, mời bạn đọc cùng đón xem.

Thu hút được khách hàng tiềm năng

Làm SEO thành công sẽ khiến website, bài viết trên website của doanh nghiệp lên top tìm kiếm trên thanh công cụ. Khi đó, những khách hàng tiềm năng với nhu cầu tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ sẽ tiếp cận gần nhất với website của bạn. Đó chính là chìa khóa thành công trong việc thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Tăng tỷ lệ ROI

Trước hết, cần hiểu rõ tỷ lệ ROI là gì? Nó là viết tắt của từ Return On Investment, nghĩa là tỷ suất hoàn vốn. ROI càng cao chính là biểu hiện của việc doanh nghiệp đang hoạt động ngày càng hiệu quả. 

Quá trình SEO thành công sẽ đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng – họ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn cao nhất. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng cải thiện được doanh thu, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đó chính là lợi ích tiêu biểu mà việc làm SEO đem lại.

Thông thường, việc đo lường về chỉ số ROI sẽ được doanh nghiệp tiến hành đo theo một mức thời gian cụ thể, là tháng, quý hoặc năm. Thực chất của quá trình làm SEO là cả một chiến lược dài hạn, vì thế không thể tùy tiện đo lường chỉ số ROI trong thời gian ngắn hạn được. 

Lợi ích không ngờ đến từ SEO
Lợi ích không ngờ đến từ SEO

Chi phí tiếp cận khách hàng được tối ưu

Thật không sai khi nói SEO là một chiến lược dài hạn. Khi việc quảng cáo khiến doanh nghiệp phải thường xuyên bỏ ra một số tiền nhất định mới có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năm của mình. Lâu dần quá trình này trở nên quá tốn kém, bạn khó có thể tối ưu được chi phí và quản lý thời gian hiệu quả. 

Ngược lại, SEO chính là phương pháp tối ưu nhất được lựa chọn để giải quyết bài toán tối ưu hóa chi phí khi tiếp cận khách hàng. Thực chất của phương pháp này là: ban đầu bạn phải bỏ ra một khoản tiền lớn để xây dựng ý tưởng và website của mình. Nếu thành công tiếp cận với công chúng, bạn chỉ cần duy trì trang web về sau mà không tốn quá nhiều như ban đầu/. 

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Tối ưu SEO thành công sẽ giúp trang web của bạn ngày càng có số lượng truy cập khủng. Điều đó cũng có nghĩa, website/doanh nghiệp của bạn đã ngày càng được biết đến nhiều hơn. 

Từ từ, Google sẽ đẩy bạn lên top 10 tìm kiếm trên thanh công cụ. Từ đây, độ nhận diện của doanh nghiệp bạn đã được nâng cao.

Linh hoạt, điều hướng khách hàng theo mong muốn

Sở hữu một Website cũng chính là nắm trong tay một kênh truyền thông Owned Media vậy. Do đó, khi bạn muốn quảng bá một chiến dịch hay một sản phẩm, dịch vụ mới, bạn có thể dễ dàng điều hướng user trên trang theo cách mình muốn.

Owned media là kênh truyền thông hiệu quả nhờ chiến dịch nhận diện thương hiệu đã được thực hiện trước đó. Bạn có thể tự do thực hiện quảng bá sản phẩm trên chính kênh của mình  mà sẽ không mất bất kỳ một khoản chi phí nào. Theo đó, sự hấp dẫn, lôi cuốn và chỉn chu của nội dung được xem như chìa khóa giúp tăng độ tin cậy đáng kể cho khách hàng. 

Hạn chế của SEO bạn nên biết

Chúng ta không thể phủ nhận về top 5 lợi ích tuyệt vời mà SEO mang lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết đến những mặt hạn chế của phương pháp này: 

  • Đây được xem như một khoản đầu tư dài hạn, gây ảnh hưởng chi phí cơ hội trong kinh doanh
  • Làm SEO sai cách, kém hiệu quá có thể khiến đối thủ cạnh tranh mạnh lên
  • Nếu chỉ làm đơn thuần về SEO, sẽ không có bất kỳ sự chuyển đổi kênh truyền thông nào được tạo ra.
  • Luôn phải đối mặt với những thuật toán ngày càng gắt gao và thay đổi liên tục của Google.

10 bước trong quy trình SEO giúp website tăng thứ hạng Google

Tăng thứ hạng website trên Google như thế nào? Bạn đã biết đến quy trình SEO hiệu quả trong 10 bước hay chưa? Hãy cùng theo dõi ngay bên dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn nhé!

Bước 1: Thu thập/chuẩn bị thông tin

Thông thường, làm SEO hiệu quả sẽ cần phải có một đội ngũ marketing, content chuyên nghiệp. Mỗi người sẽ đảm đương một khía cạnh của dự án, bóc tách và triển khai thực hiện chuyên nghiệp. 

Công việc cần làm cụ thể là:

  • Tìm kiếm/chọn bộ từ khóa cần SEO đạt chuẩn

Bước 2: Audit website và đề xuất hướng khắc phục

Bước làm này được ví như kiểu khám sức khỏe định kỳ cho website của bạn. Nó giúp bạn kiểm soát và tìm lời giải đáp cho câu hỏi:

  • Website của bạn có đang gặp lỗi gì không? Hay yếu tố nào kìm hãm sự phát triển website của bạn.
Audit website và đề xuất hướng khắc phục
Audit website và đề xuất hướng khắc phục

Mục tiêu của bước 2 chính là giúp bạn kiểm soát được dự án và vạch ra hướng đi giúp dự án đó đạt hiệu quả cao nhất. 

Trình tự làm cụ thể như sau:

  1. Nhập thông tin dự án
  2. Audit Technical
  3. Audit Content
  4. Audit Onsite
  5. Audit Entity
  6. Audit Offpage
  7. Đề xuất hướng khắc phục

Bước 3: Nghiên cứu từ khóa sản phẩm

Đây có thể được xem là bước quan trọng, có yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ một chiến dịch SEO nào. Trang web của bạn sẽ tăng vọt lượt truy cập, tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm khi bạn chọn bộ từ khóa đúng trọng tâm, phù hợp. Ngược lại, nếu chọn sai, bạn sẽ không thể đưa bài viết.website của mình lên top đầu tìm kiếm được. Thay vào đó, đối thủ của bạn sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn. 

Bước 4: Nhóm và phân tầng từ khóa sản phẩm

Trong quy trình SEO, nhóm và phân tầng từ khóa sản phẩm được xem như bước quan trọng không thể thiếu. Để phù hợp với thuật toán update của Google, chúng tôi đề xuất đến bạn phương pháp tối ưu nội dung theo Topic Cluster.

Phương pháp này mang đến những lợi ích cụ thể là:

  • Tăng khả năng tiếp cận với người dùng, cải thiện thứ hạng và nguồn doanh thu mang về
  • Thời gian triển khai dự án SEO marketing sẽ được rút ngắn lại
  • Phát huy tối đa sức mạnh của URL SEO
Nhóm và phân tầng từ khóa sản phẩm
Nhóm và phân tầng từ khóa sản phẩm

Bước 5: Triển khai Content

  • Đưa ra một mức độ số lượng chữ viết cần cho một bài viết. Điều chỉnh về hình thức content: bảng biểu, gạch đầu dòng, chèn video,…
  • Nghiên cứu cả thị trường Tiếng Anh, lần Tiếng Việt. Đồng thời, nghiên cứu hành vi của người dùng khi tìm kiếm từ khóa đó
  • Cần check nghiêm túc về “sự chính xác” của bài viết
  • Lên Outline bài viết chuẩn SEO: thường sẽ bao gồm nội dung của top 10 bài viết đối thủ khi gõ từ khóa trên Google. Nên tìm cả tiếng Anh lẫn Tiếng Việt. 
  • Viết ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn trực quan, đủ ý và dễ hiểu.

Bước 6: Tối ưu SEO Onpage

Trong bước tối ưu SEO Onpage cần chú ý về:

  • Title, khai báo Alt hình ảnh và tên các Heading có trong bài
  • Readability (khả năng đọc, dễ nhìn của bài viết) và Blockquotes, Meta Description
  • Keyword Density – Mật độ từ khóa xuất hiện trong bài cũng chính là yếu tố cần được quan tâm.
  • Thêm vào hình ảnh minh họa, video,… phù hợp cho bài viết thêm sinh động, thu hút người nhiều người xem.

Bước 7: Triển khai cho Keyword Traffic

Quy trình triển khai cho Keyword Traffic diễn ra như sau:

  • Từ headkey có sẵn, validate từ khóa thông qua Ahrefs. Nếu chưa phù hợp thì cần điều chỉnh lại. Trong trường hợp phù hợp rồi sẽ chuyển tiếp sang bước sau.
  • Phân tích website lớn cùng chủ đề của ngành
  • Kiểm tra tính đủ của Keyword. Đủ rồi sẽ “next”, nếu chưa đủ sẽ tiến hành phân tích lại về website lớn nước ngoài, Wikipedia hay Answerthepublic
  • Tiến hành tải key về sau đó phân tích và tổ chức lại từ khóa
Triển khai cho Keyword Traffic
Triển khai cho Keyword Traffic

Bước 8: Tối ưu Entity

Để quá trình làm SEO được hiệu quả thì lời khuyên dành cho bạn chính là xây dựng Entity thật chất lượng và chỉn chu. Đây cũng là yếu tố giúp thúc đẩy vị trí bài viết trên thứ hạng của công cụ tìm kiếm Google. 

Từ đó, nên dồn toàn bộ trí – lực vào thực hiện mục tiêu của chiến lược SEO mà không cần để ý đến web đối thủ hoặc bộ từ khóa mình đã chọn. 

Bước 9: Triển khai Internal Link

Triển khai Internal Link được thực hiện theo 2 cấu trúc phổ biến là:

  • Cấu trúc Silo: dùng trong những trang về sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Topic Cluster: dùng trong những trang blog hay trang tin tức

Bước 10: Tối ưu Offpage SEO

Đây chính là bước cuối cùng trong quy trình SEO. Quy trình này cần phải được chú trọng về 3 phần: Backlink, Social signals và E-A-T

Vậy, SEO là gì? 10 bước cần thực hiện để tăng thứ hạng của website trên thanh công cụ tìm kiếm là gì? Chắc hẳn qua bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào tìm được đáp án cho những câu hỏi này. SEO qua thực là một chiến lược dài hạn, hiệu quả mà doanh nghiệp nên đầu tư vào. 

Muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích và lý thú về SEO, cũng như cách xây dựng website chuẩn SEO, đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi nhé!

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *