Digital Marketing nói chung là phương thức quan trọng thúc đẩy khả năng tiếp cận và tương tác giữa doanh nghiệp thương hiệu với khách hàng mục tiêu. Đặc biệt, có thể thấy một trong những xu hướng ngày càng được quan tâm với SEO website doanh nghiệp cần phải kể đến Schema. 

Trên thực tế, có hơn 10 triệu trang web sử dụng Schema để đánh dấu dữ liệu, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Vậy Schema là gì? Bạn còn băn khoăn và chưa có kinh nghiệm về Schema? Hãy cùng khám phá những kiến thức mới nhất về Schema qua bài viết dưới đây nhé!

Schema là gì?

Schema hay đầy đủ là Schema Markup – là một dạng dữ liệu có cấu trúc, có tác dụng đánh dấu mẫu được thêm vào trang web. Schema có khả năng làm nổi bật dữ liệu có cấu trúc dưới dạng một đoạn mã và gắn nó vào trang web để giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,… từ đó tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm, giúp khách hàng mục tiêu tiếp cận bạn dễ dàng hơn. 

Schema trong web có quan trọng hay không?
Schema trong web có quan trọng hay không?

Schema là một đoạn code html hoặc code javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc gắn. Schema chính là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để công cụ tìm kiếm có thể hiểu chính xác nội dung mà website doanh nghiệp hướng đến, từ đó đưa ra các hiển thị tìm kiếm đúng với mong muốn người dùng.

Vai trò của Schema

Làm tăng trải nghiệm truy cập cho người dùng

Các đoạn thông tin có cấu trúc giúp trang web gọn gàng, hấp dẫn hơn với những thông tin đa dạng có logic. Cụ thể, với một tìm kiếm về sự kiện người dùng tham gia, Schema giúp người tìm kiếm dễ dàng tiếp cận với các thông tin chính thức của sự kiện như thời gian, địa điểm, dresscode, tính chất, quy mô của sự kiện đó. 

Schema là giải pháp giúp các thông tin chính xác được cập nhật và truyền tải đến người tìm kiếm một cách nhanh nhất, logic nhất cũng như giúp tăng lượng truy cập vào website và tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR của khách hàng, cải thiện được trải nghiệm khách hàng, tạo giao diện thân thiện cho người dùng khi sử dụng trang web. 

Tỷ lệ nhấp chuột càng cao thì thứ hạng trên bảng tìm kiếm càng cao. Nhiều người cùng nhấp vào trang của bạn trong danh sách kết quả tìm kiếm, Google sẽ nhận dạng thông tin của bạn đăng tải đang có nhu cầu tìm kiếm lớn và sẽ leo top tìm kiếm một cách tự nhiên. 

Giúp bộ máy tìm kiếm hiểu dễ dàng và nhanh hơn

Là kết quả kết hợp của 4 công cụ tìm kiếm thông dụng nhất ngày nay gồm Google, Bing, Yahoo, Yandex. Với thuật toán tìm kiếm của các công cụ này, Schema được coi là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp của bạn lan tỏa được thông điệp và giúp người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm tiếp cận được thông tin mà bạn truyền tải.

Một nội dung được Schema, tức là được mã hóa để công cụ tìm kiếm hiểu được, nó sẽ được đẩy lên top tìm kiếm dễ dàng hơn một nội dung không được đầu tư như vậy. Và Schema là cơ hội tốt để nội dung của doanh nghiệp bạn “leo rank” trên bảng xếp hạng tìm kiếm top đầu Google. 

Giúp Website nổi bật trong công cụ tìm kiếm

Với Schema, nội dung bạn đăng tải sẽ được hiển thị dễ dàng trên top đầu tìm kiếm của Google hay các nền tảng nào khác. Và đây cũng là một trong những cách xây dựng hình ảnh của trang web nổi bật, hấp dẫn hơn với người tìm kiếm. Trang web có thêm Schema sẽ có nội dung trở nên thu hút hơn, logic hơn với người đọc, từ đó giúp trang web thu về được lượt traffic cao hơn so với trang web không áp dụng Schema. 

Một số loại Schema phổ biến

  • Đoạn trích nổi bật.
  • Breadcrumbs Schema Markup.
  • Sitelinks.
  • Tìm kiếm trang web.
  • Schema Article.
  • Review Schema.
  • Local Business Schema.
  • Recipe Schema.
  • Product Schema.
  • Sự kiện (Event).
  • Person Schema Markup.
  • Tổ chức (Organization Schema).
  • Service Schema.
  • Course Schema.
  • Schema.
  • Job Posting Schema.

Các cách tạo Schema đơn giản nhất

Sử dụng Plugin Schema

Bước 1: Trong dashboard của WordPress, chọn Plugins đến Add New, sau đó tìm Schema.

Bước 2: Chọn vào kết quả phù hợp rồi nhấn nút Install Now để cài đặt.

Công cụ tạo JSON-LD
Công cụ tạo JSON-LD

Bước 3: Vào mục Schema, đến  Settings để thực hiện cấu hình plugin.

Bước 4: Trong phần General, bạn vui lòng điền đủ các trường thông tin cơ bản như About Page, Contact Page rồi upload logo cho website.

Đoạn mã code tương ứng cần lấy
Đoạn mã code tương ứng cần lấy

Bước 5: Cuối cùng, bạn vào phần Schema, đến Types để chỉ định loại Schema cần thêm vào. 

Cách thêm Schema thủ công (bằng code đơn giản)

Ngoài sử dụng Plugin, Schema Markup có thể được thêm vào trang web bằng phương pháp thủ công với giá rẻ. Một trong các cách tiêu biểu phổ biến được dân SEO ưa chuộng khuyên dùng là ứng dụng JSON-LD, RDFa Microdata

Thêm Schema Markup bằng JSON-LD

JSON-LD là một trong những cách thêm Schema tốt nhất được Google gợi ý. Bằng cách ứng dụng Javascript, bạn có thể để code thêm Schema vào website của mình dễ dàng nhanh chóng. 

Các bước tiến hành thêm Schema bằng JSON-LD:

Bước 1: Truy cập vào công cụ Schema Markup Generator (JSON-LD). 

Theo hướng dẫn, các bạn làm theo các quy trình thứ tự: Khai báo định dạng,  thêm Object Structure, Xác định kho dữ liệu đang được liên kết đến,  Xác định loại nội dung cần đánh dấu.

Bước 2: Xác định loại nội dung Schema. Nhấp vào list các Schema và chọn loại nội dung mà bạn thấy phù hợp.

Bước 3: Khai báo các thông tin cho Schema. Sau khi khai báo thông tin bạn sẽ tự động nhận được đoạn mã script tương ứng. Đoạn script này có dạng: Khai báo định dạng + Object Structure và xác định kho dữ liệu được liên kết đến. Bạn không phải lo lắng về việc viết code hay sợ code bị lỗi.

Đoạn mã code tương ứng cần lấy
Đoạn mã code tương ứng cần lấy

Bước 4: Tiến hành đưa mã script vào website. Thông thường đoạn mã này sẽ được đặt vào phần header. Đối với website WordPress bạn có thể dụng các plugin như Header and footer scripts để chèn đoạn mã một cách an toàn.

Sử dụng RDFa để thêm Schema

RDFa (Resource Description Framework in Attributes) là một phần đuôi mở rộng của HTML5, đây là phần thiết kế riêng để đánh dấu Schema. 

Để thêm được Schema với RDFa, bạn cần trải qua các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào công cụ Play trên RDFa tại link https://rdfa.info/play/

Bước 2: Tiến hành khai báo Schema. Ở đây bạn có thể sử dụng thẻ vocab và vẫn dùng URL http://schema.org/ để xác định nguồn dữ liệu cho đánh dấu của mình. RDFa cũng cung cấp một công cụ để khai báo schema có code mẫu

Schema Markup với Microdata

Là tổng hợp của các thẻ HTML5, Microdata là giải pháp giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc – hiểu dữ liệu trang web của doanh nghiệp. 

Bước 1: Khai báo Schema Markup. Bạn có thể tham khảo đoạn code sau về nhà hàng ăn. 

<div itemscope itemtype=”http://schema.org/restaurant”>

Bước 2: Khai báo thuộc tính.

<h1 itemprop=”name”>My Restaurant</h1>

Bước này sử dụng thuộc tính “@type” trên JSON-LD, hay thuộc tính typeof trên RDFa. Sau đó cũng là các dòng khai báo thông tin khác tương tự như sau:

<h2 itemprop=”description”>Thiên Đường Đồ Biển</h2>

<p>Address:</p>

<span itemprop=”address” itemscope itemtype=”http://schema.org/PostalAddress”>

<p itemprop=”streetAddress”>200 Le Duan</p>

<p itemprop=”addressLocality”>Ha Noi City, VN</p></span>

<p>Tel: <span itemprop=”telephone”>0381 000 000</span></p>

<p><a itemprop=”menu” href=”http://www.myrestaurant.com/menu”>Liên hệ đặt chỗ </a></p>

<p>We’re open:</p>

<p itemprop=”openingHours”>Mo-Sa 09:00 – 22:00</p>

<p itemprop=”openingHours”>Su: 09:00 – 23:00</p>

</div>

Bước 3: Tiếp tục chèn đoạn mã này vào website tương tự như 2 phương pháp trên.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về Schema cũng như cách tạo Schema cho website doanh nghiệp. Schema thực sự là giải pháp hữu hiệu cho dân SEO website chuyên nghiệp đơn giản. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ website của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất. 

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *