Internal link còn có tên gọi khác là liên kết nội bộ. Trong SEO, những liên kết này thường được đánh giá thấp vì dễ thực hiện. Tuy nhiên ít ai biết rằng, việc xây dựng internal link đúng cách sẽ tạo ra kết quả lớn, làm tăng thứ hạng website sau này. Nếu bạn đang quan tâm về internal link là gì và những vấn đề xung quanh vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Internal link là gì?

Internal link là một hình thức liên kết nội bộ từ trang con này tới trang con khác trên cùng một tên miền hoặc cùng một website. Internal link được ứng dụng rất nhiều trong quá trình điều hướng và chia sẻ các giá trị liên kết.

Từ đó, những đường liên kết này giúp cho website của bạn cải thiện tốt hơn về thứ hạng trên các trang tìm kiếm. Việc điều hướng trang web của menu website cũng được tình là liên kết nội bộ. Dù vậy internal link lại tập trung nhiều hơn vào liên kết nội dung trên website của bạn.

Internal link là gì
Internal link là gì

Vì sao cần tạo internal link?

Qua khái niệm internal link là gì, bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các liên kết nội bộ. Những liên kết hữu ích này không tiêu tốn thời gian để thực hiện. Nếu bạn còn đang mơ hồ, hãy xem xét qua 3 lợi ích lớn chúng tôi giới thiệu sau đây:

Internal link tác động và ảnh hưởng tới thứ hạng của SEO

Theo những nguyên tắc cơ bản nhất, sự uy tín của các website trên internet có sự chuyển đổi từ web này qua web khác thông qua hệ thống các liên kết nội bộ. Ví dụ, trang A liên kết với một trang Bất kỳ, chỉ cần trang A đạt độ trust cao, trang B cũng sẽ được thừa hưởng sức mạnh này. Trong trường hợp thứ hạng của trang A cao hơn cũng sẽ làm tăng sự xếp hạng của trang B lên nhanh chóng. Độ tín nhiệm này còn được gọi là authority. Đó là lý do vì sao các liên kết nội bộ lại rất cần thiết trong quá trình SEO, tuy nhiên lại thường xuyên bị đánh giá thấp.

Để có thể đạt được giá trị SEO hiệu quả như ý, bạn cần chú ý xây dựng liên kết trang như sau:

  • Những trang có nhiều độ tín nhiệm và uy tín, với trang chủ thuộc top được đánh giá cao. Bạn có thể link từ trang chủ sang các trang khác. Việc này giúp bạn có thể lấy được sự uy tín, đồng thời để các trang có thể giúp đỡ nhau leo lên top các thứ hạng.
  • Các trang được nhận nhiều lợi ích từ các trang có độ trust cao khác. Bởi đây có thể là trang được xếp hạng, không không đạt thứ hạng cao nên rất cần thêm uy tín để lên top cao hơn. Bạn có thể sử dụng Ahrefs để kiểm tra bằng việc nhập tên miền vào Ahrefs, sau đó nhấp vào Best By Link.

Internal link có thể điều hướng cho khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi tốt

Thông thường, website của bạn sẽ có những nội dung đặc biệt, giúp thu hút nhiều lưu lượng truy cập. Những bài viết này đa phần sở hữu thứ hạng cao vì đã được chạy quảng cáo Google Ads, hoặc đang chứa nhiều thông tin thiết thực, hữu ích. Nội dung thứ 2 là một số trang có chứa nội dung kêu gọi, thôi thúc với tỉ lệ chuyển đổi cao.

Do đó bạn hãy thực hiện liên kết giữa trang đang có nhiều lượt truy cập tới với trang kêu gọi hành động. Việc này tạo ra tác động rất đáng kể để chuyển đổi từ người dùng thành các khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử liên kết tại các trang đang sở hữu nhiều lượt truy cập. Bởi chúng góp phần thu hút thêm nhiều traffic và thứ hạng cao.

Liên kết nội bộ thúc đẩy khách hàng để truy cập hành động

Internal link đóng vai trò như công cụ để nhắc nhở người dùng thực hiện việc tương tác. Bạn hãy tiến hành tung ra loạt các bài viết trên trang để giới thiệu, sử dụng dẫn chứng cụ thể, thuyết phục và khéo léo nhất để dẫn dắt các người dùng hành động.

Phân loại Internal link

Chúng ta có thể chia internal link thành hai loại chính, đó là:

Phân loại internal link
Phân loại internal link

Navigational Internal Link là gì?

Đây chính là loại liên kết nội bộ giúp bạn tạo ra trang web với cấu trúc điều hướng. Chúng được triển khai trên toàn bộ nền tảng website để phục vụ mục đích giúp đáp ứng mọi mong muốn của người dùng. Đa số các doanh nghiệp để người dùng nhìn thấy thông tin ngay trên menu chính trang web, hoặc ở chân trang hay thanh bên. Việc đặt vị trí của thông tin này cần đảm bảo càng đơn giản càng tốt.

Contextual internal link là gì?

Contextual internal link còn có tên gọi khác là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, thường được đặt trong nội dung của trang. Những liên kết trong văn bản thường được trỏ tới trang liên quan với nội dung bài viết. Bạn có thể làm nổi bật liên kết này trong bài để thu hút người dùng truy cập vào.

Hướng dẫn tối ưu website với internal link

Bạn có thể tối ưu website đơn giản bằng việc phát triển các liên kết nội bộ. Sau đây là 6 bước giúp cho bạn tối ưu website bằng link nội bộ:

Hướng dẫn tối ưu website bằng internal link
Hướng dẫn tối ưu website bằng internal link

Bước 1: Tiến hành xác định các landing page đang cầu tối ưu lên top

Xác định landing page sẽ giúp cho bạn xác định chủ đề và hệ thống từ khóa cần thiết. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch sản xuất các nội dung để bổ trợ. Những trang này thường nhắm tới từ khóa rộng, số lượng tìm kiếm cao.

Bước 2: Liệt kê cụm chủ đề, từ khóa cần xây dựng internal link

Các cụm chủ đề sẽ được xác định từ trang web trung tâm bạn đã tìm được ở bước 1. Đây là trang chính cho chủ đề cụ thể bất kỳ nào đó. Bất kỳ trang nào liên quan tới đều được xem là nội dung hỗ trợ nhằm tạo chiều sâu cho chủ đề của bạn.

Các trang hỗ trợ luôn cần tới một liên kết nội bộ để quay trở lại trang chính. Từ đó giúp thể hiện tính liên kết và chỉ ra trang chính là nguồn nội dung trọng tâm với thẩm quyền cao nhất.

Bước 3: Lựa chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung trang cần trỏ link

Bạn sẽ không gặp vấn đề nào khi sử dụng anchor text đối với từ khóa chính. Khi sử dụng các external link, điều này sẽ vi phạm tới nguyên tắc quản trị web Google. 

Một vài lưu ý để chọn anchor text hiệu quả nhất:

  • Sự đa dạng: bạn sẽ không bị Google phạt nếu chỉ liên kết theo đúng một cách. Tuy nhiên sẽ khó để đảm bảo sự tự nhiên nếu lặp lại liên tục. 
  • Độ dài: ưu tiên sử dụng nhiều biến thể dài hơn của từ khóa chính giúp bạn tăng thứ hạng từ khóa nhanh chóng trên các trang mục tiêu.
  • Mức độ liên quan: không buộc bất kỳ liên kết nội bộ nào khớp chính xác với phần nội dung. Hãy sử dụng một cách tự nhiên nhất để không mất đi sự liên quan.

Bước 4: Xác định quyền hạn trên website của bạn một cách cụ thể và chính xác

Ở một số trang đích, bạn sẽ có nhiều quyền hơn ở những trang khác và sử dụng để tạo ra lợi thế cho website của mình.

Các trang với thẩm quyền cao là trang có liên kết trỏ từ nguồn bên ngoài. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng để chuyển giao sang các trang khác.

Bước 5: Sử dụng internal link tăng thứ hạng cho các trang mục tiêu

Sau khi đã xác định trang thẩm quyền cao nhất, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện thứ hạng cho các website khác của mình. 

Bước 6: Dùng internal link tối ưu hóa nội dung mới cho website của bạn

Trong trường hợp website không có quá nhiều liên kết, bạn có thể tối ưu liên kết nội bộ bằng các nội dung mới thay thế. Hãy tham khảo thêm ở các website có thẩm quyền để xác định được cơ hội tạo liên kết liên quan.

Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo về internal link. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trong quá trình tối ưu hóa chất lượng website của mình. Để tham khảo thêm các vấn đề về SEO, đừng quên truy cập vào website của chúng tôi nhé.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *